Trong cuộc sống ai cũng đi tìm hạnh
phúc nhưng hạnh phúc là gì nhỉ ? Có người tìm hạnh phúc trong lứa đôi
gia đình, có người « khó tánh » thì « đi tu », người thì mua vé số với
hy vọng trúng độc đắc, người thì lập hội giúp kẻ nghèo khó tàn tật,
người thì đi buôn đi bán, ..., người thì làm dân biểu luật gia chính
trị, người thì làm biếng.
Nói chung thì khá giả hoặc nghèo nàn
chỉ là điều tương đối thôi, bởi vì có người khá giả mà cuộc sống lại khổ
sở, còn người nghèo nàn lại sung sướng. Vậy thì có phước nghĩa là gì ?
Người không có phước tính đâu trật đấy như HT Thích Thanh Từ đã nói ?
Nhưng có khi tính trật lại là điều hay và khi tính đúng lại là điều vô
phước thì sao ...
Hưởng phước và trả nợ ?
HT Thích Thanh
Từ : « Đời hiện tại của chúng ta có hai điều quan trọng. Thứ nhất là trả
nợ hoặc hưởng phước của quá khứ. Nhiều người sanh ra là con ông lớn
hoặc nhà giàu, đó là hưởng phước. Nhiều người sanh đã mồ côi hoặc cha mẹ
nghèo khổ bần cùng, hung dữ, độc ác… đó là trả nợ. Đời hiện tại của
chúng ta có hai điều quan trọng. Thứ nhất là trả nợ hoặc hưởng phước của
quá khứ. Nhiều người sanh ra là con ông lớn hoặc nhà giàu, đó là hưởng
phước. Nhiều người sanh đã mồ côi hoặc cha mẹ nghèo khổ bần cùng, hung
dữ, độc ác… đó là trả nợ ».
Xin góp ý :
Cuộc đời ta đang
sống hiện nay chẳng qua là một bài học (như kết luận mới đây của HT
Thích Hạnh Hải « Tôi đã học được một điều là tôi còn phải học rất nhiều
». Bài học thì có nhiều vô kể, mỗi một kiếp sống đều có bài học riêng
của nó ... có bài đã thuộc, có bài chưa thuộc thì phải học lại cho tới
khi thấm nhuần. Học làm người giàu sang, học làm kẻ nghèo khó ... bất cứ
tình huống nào cũng phải trải qua : da trắng, da đen, da vàng, da đỏ;
khi thì giàu có khi thì nghèo khổ; khi là nhà bác học khi thì dốt nát cù
lần, khi làm quan khi bị tù đày, khi thì khỏe mạnh khi bệnh hoạn, có
khi cụt tay cụt chân ... mù lòa ! Khi là người yêu nước tích cực chống
ngoại xâm, nhưng khi đất nước thanh bình độc lập thì lại kiếm lợi cho cá
nhân mình trước nhất, đó chẳng qua chỉ là bài học chưa thuộc.
Một vài nhận xét :
1- Hãy tự đặt bài ra mà học ?
Có nghĩa là cố gắng tìm hiểu mò mẫm ... tuy nhiên mình chưa có dịp đọc
các sách do Anh VHL giới thiệu (định lý Bất toàn Kurt Godël, nghịch lý
EPR đã được chứng minh gần đây, sách Mécanique Quantique của Basdevant ở
Ec Polytech Paris lần tái bản có thêm hẳn 1 chương về teleporting ...)
2- Nghèo khổ bần cùng để trả nợ ?
Khi thấy người hoạn nạn (nghèo khổ, bệnh tật, mù lòa, tai nạn ...) thì
ta không dám « chê bai » họ đã làm gì trong kiếp trước để đến nỗi này,
hoặc người giàu sang (chức vụ cao, quyền lực nhiều, khỏe mạnh, giàu có
...) thì khen được hưởng phước ! Có người lại hay đặt câu hỏi tại sao
người ta không có vẻ gì là thánh thiện mà vẫn giàu sang hơn người, còn
người tốt lành thì vẫn nghèo xác xơ ? tại sao, tại sao ? ... v.v.
Xin góp ý về quan niệm « nghiệp báo » trong đạo Phật,
Trong muôn vàn kiếp thì mỗi cuộc sống là một bài học :
- Giàu có, chức vụ cao chưa hẳn đã là điều hay, bởi lẽ con người ta ai
cũng phải trải qua tất cả mọi tình huống trong cuộc sống thế gian để «
học bài ». Chỉ khi nào ta đã học, hiểu, thấm nhuần và thực hành đúng với
địa vị giàu có chức vụ cao thì kiếp sau mới không phải « đầu thai » để
học lại bài học đó nữa. Có khi phải « ở lại lớp » để học cho thuộc nữa
đó ! Và cũng có khi bạn không phải học bài đó (địa vị giàu sang) vì bạn
đã hiểu nên không phải trải qua giai đoạn đó nữa ... nói cho vui bạn
không ao ước giàu sang địa vị cao tiếng tăm lẫy lừng là như vậy, vì bạn
đã trải qua rồi thì còn cần gì nữa.
- Sống trong hiện tại có
nghĩa là quên đi quá khứ, chỉ có hiện tại mới là quan trọng. Nói đến
nhân quả làm cho con người ta đôi khi có mặc cảm với số phận hiện tại
của mình mà quên đi cuộc sống trước mắt. Quá khứ không quan trọng là như
vậy, những bài học đã qua thì ai cũng phải học thôi, người nào sống
không « phải đạo » tức là học chưa hiểu chưa thấm nhuần và chưa thực
hành, không nên phê bình vì đó là quyền tự do chọn lựa của mỗi người,
cho tới khi nào họ thuộc bài thật sự.
- Hãy xem gương Helen
Keller người bị tai nạn, mù lòa từ khi 19 tháng ... vậy mà cô ta đã chấp
nhận hoàn cảnh của mình, làm ra biết bao nhiêu chuyện có ích cho đồng
loại. Vậy là cô ta hiểu bài và thực hành tốt, đã thuộc bài và sẽ không
phải học lại bài học đó nữa trong các kiếp sau.
- Hãy nâng đỡ
những người bệnh tật hoặc không may mắn trong cuộc sống thay vì làm cho
họ sợ hãi hối hận quá khứ ... mà quên đi việc làm trước mắt, dựa vào bản
thân họ là chính, không phải nương theo người khác là người đã làm cho
họ « kinh khiếp » vì cái nghiệp quá khứ ! (Sưu tầm)
Rất mong Bạn cho ý kiến